Dù là do gia công hay chế biến bởi những thương hiệu lớn thì bánh cũng có rất nhiều loại khác nhau và có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Thành phần của loại bánh này có chứa nhiều đường, dầu mỡ (các dạng chất béo như cholesterol, chất béo no có trong lạp xưởng, thịt mỡ, trứng, chất béo không no có trong hạt điều, hạt dưa...); bởi vậy những người mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, người già, trẻ nhỏ không nên ăn nhiều loại bánh này.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các loại bánh Trung thu khác nhau: loại bánh tự gia công và loại bánh do các công ty có thương hiệu sản xuất. Dù là do gia công hay chế biến bởi những thương hiệu lớn thì bánh cũng có rất nhiều loại khác nhau và có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Phần lớn năng lượng bánh Trung thu cung cấp cho cơ thể khi ăn vào là từ chất béo và chất đường, mỗi bánh có thể cung cấp từ 600-1000 Kcal (trong khi đó với người lớn, mức lao động trung bình, mỗi ngày chỉ cần khoảng 2000 Kcal để duy trì chuyển hóa và vận động của cơ thể). Vì vậy khi ăn chúng ta nên chia thành nhiều phần nhỏ, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, ăn từ từ, ăn thành nhiều bữa và lưu ý không nên ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa lượng đường, chất béo trong cơ thể, dẫn tới thừa cân, béo phì và những nguy cơ lớn với bệnh tim mạch, đái tháo đường và nhất là phải đảm bảo lượng năng lượng đưa vào từ tất cả các loại thực phẩm không quá dư thừa.
Với những người mắc đái tháo đường và các bệnh lý về tim mạch có thể sử dụng loại bánh Trung thu dinh dưỡng dành cho người bị đái tháo đường với thành phần chứa đường isomalt để chế biến. Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, bánh sử dụng isomalt làm tăng glucose máu sau ăn rất ít và từ từ so với bánh Trung thu truyền thống sử dụng đường saccarose.
Một cái bánh Trung thu trong bao bì hàn kín, còn hạn sử dụng nhưng bị mốc thì không loại trừ đã bị nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn bên trong. Không rửa hoặc nướng lại bánh vì không thể nào loại bỏ hoàn toàn độc tố đã bám dính trên bề mặt của bánh. Khi nướng lại, độc tố không bị hủy bởi nhiệt và cũng không bị phân hủy bởi dịch dạ dày.
Với những người đã có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, hội chứng chuyển hóa... thì không nên ăn bánh Trung thu. Nếu có ăn thì chỉ nên dùng khoảng 1/8 bánh. Đối với những người bình thường không có bệnh lý gì thì có thể.
Cần chọn những bánh có bao gói ngoài và được bảo quản trong tủ kính hay tủ lạnh. Vẻ ngoài của bánh không được có mốc, có màu lạ hay chảy nước. Bao bì đựng bánh còn nguyên vẹn, kín không bị thủng hoặc xì hơi. Hình ảnh, logo công ty trên bao bì sắc nét, tên, địa chỉ công ty rõ ràng, ngày sản xuất và hạn sử dụng đầy đủ.
Vấn đề ngộ độc do bánh Trung thu không chỉ do ở nguyên liệu làm bánh mà còn liên quan đến chất hút ẩm. Bánh Trung thu đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn có thể gây ngộ độc nếu sử dụng gói hút ẩm trôi nổi. Nếu bỏ nhiều hóa chất bảo quản trong bánh Trung thu như bột chống nấm mốc, chống thiu, chất tẩy trắng, tẩy mùi… dễ gây độc hại cho người tiêu dùng.
Hầu hết nguyên liệu làm nhân bánh nướng gồm trứng, thịt lợn, thịt gà, mỡ, mứt, xúc xích, lạp xưởng... luôn có điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển tạo ra mầm bệnh và có thể gây ra ngộ độc hàng loạt. Đó là chưa kể, một số cơ sở ham mua nguyên liệu giá rẻ chưa qua kiểm dịch như trứng, thịt gia súc, gia cầm… Ngoài ra, bánh dẻo thường bị nhiễm vi sinh vật nhất nhưng người tiêu dùng lại xem thường. Việc sản xuất bánh Trung thu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không chủ yếu phụ thuộc vào tiêu chuẩn quy trình sản xuất của mỗi cơ sở.
Khi mua bánh Trung thu chúng ta cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì của bánh để biết lượng calo được cung cấp và số lượng của các chất bột, béo, đạm của bánh và xem kỹ bao gói bánh, chọn mua sản phẩm ở cơ sở có uy tín và luôn phải lưu ý tới hạn sử dụng.